Thiết kế Phong thủy Làm Nhà mới, xây dựng Văn phòng, trường học
1 – Xem tuổi gia chủ và các thành viên trong gia đình: dựa vào ngày, tháng, năm sinh để tính cung mệnh
2 – Dùng la bàn để xác định phương hướng tọa độ của ngôi nhà ( bao nhiêu độ? thuộc phương hướng gì? đông tứ trạch hay tây tứ trạch, xác định có hợp với gia chủ hay không?… )
3 – Sử dụng dụng cụ phong thủy để xác định năng lượng của đât để cải tạo lại cho có từ tính
4 – Tư vấn chi tiết thông số, kích thước, ngày giờ phù hợp để làm lễ động thổ, đóng cọc, đổ sàn bêtông lần đầu, liền nóc, an vị bếp, nhập trạch…
5 – Lập thiết kế bản vẽ bố cục phong thủy chi tiết trên khổ giấy A4 nhằm cụ thể phương án xây dựng, bố trí không gian trong nhà sao cho phù hợp với gia chủ
6 – Sau khi có bản vẽ bố cục phong thủy sẽ giao cho lại cho kiến trúc sư của khách hàng vẽ lại chi tiết
7 – Khi KTS vẽ xong, sẽ kiểm tra lại tất cả bản vẽ xem đã đúng bố cục, phương vị phong thủy theo cung mệnh của gia chủ chưa hoặc kích thước số đo lỗ ban tất cả đã phù hợp chưa…
8 – Trong quá trình thi công xây dựng, gia chủ sẽ nhận được sự hỗ trợ của chuyên gia khi có các vấn đề phát sinh thông qua điện thoại, trường hợp cần thiết có thể chuyên gia sẽ đến tận nơi và khách hàng không hề tốn kém chi phí gì thêm.
PHONG THỦY CĂN BẢN ĐỂ CHỌN NHÀ Ở VÀ VĂN PHÒNG
Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết "Phong thủy căn bản để chọn nhà ở và văn phòng" theo kiến thức phong thủy hình thế, phong thủy loan đầu. Đây là chủ đề mà rất nhiều bạn đọc đã thắc mắc, vì tham khảo quá nhiều tư liệu, công thêm thiếu nền tảng căn bản, nên không biết cách chọn nhà ở và văn phòng theo phong thủy.
Như các bạn đã biết trong các bài viết trước, môi trường xung quanh có tác động lớn đến cuộc sống, hạnh phúc và thịnh vượng của bạn và gia đình. Vì thế, việc chọn nhà ở hay văn phòng hợp phong thủy trước tiên phải xem xét theo góc độ phong thủy hình thế, phong thủy loan đầu, nói nôm na là phải xét đến không gian, môi trường xung quanh nơi bạn đang lựa chọn.
Ngoài việc xem xét về giá cả, vị trí, diện tích, điều kiện đường xá, tiện nghi trong và ngoài, một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua, đó là phong thủy bên ngoài của ngôi nhà đó tốt hay xấu.
1. Lịch sử của ngôi nhà
Chọn mua một ngôi nhà mới là lựa chọn tốt nhất. Nếu mua lại, người bán nhà vừa mới được thăng chức, trúng xổ số, và chuyển đến một ngôi nhà mới khang trang hơn là rất may mắn, tốt về phong thủy và tạo ra những năng lượng tích cực.
Nhà được bán từ một người mới ly hôn, bị tịch thu nhà, hay mắc một loại bệnh nguy hiểm thực sự không tốt. Mua một ngôi nhà như thế, có nghĩa là bạn đã mua những rắc rối vào mình. Có thể, những yếu tố về địa hình hay thế đất đã tạo nên khó khăn cho gia chủ.
2. Thế đất và hình dáng của khu đất
Ngôi nhà nằm bên cạnh một ngọn đồi quá lớn, tòa nhà quá lớn là không tốt trong phong thủy, nhưng nếu ngọn đồi, hay tòa nhà cao tầng ở đằng sau ngôi nhà thì lại rất tốt.
Hình dáng đẹp nhất của khu đất là hình vuông, hình chữ nhật. Đằng sau rộng hơn và cao hơn đằng trước là điều tốt lành. Ngược lại, đằng sau hẹp hơn, thấp hơn, sẽ tạo ra sự mất mát, khó khăn, nhưng nếu có điều kiện bạn cũng có thể điều chỉnh, chỉnh sửa hình dáng miếng đất.
3. Phía đối diện ngôi nhà
Ngôi nhà đối diện với mảnh đất mở về phía trước rất tốt (Minh đường, sân trời), có ý nghĩa mở ra một tương lai tươi sáng. Ngược lại, nếu căn nhà bị choáng ngợp bởi cây cối cũng không tốt. Nếu có cây lớn trước nhà, hay cây bụi sát nhà, theo phong thủy, nghĩa là, chặn mọi cơ hội tốt đẹp đến với gia chủ. Bạn có thể di dời những cây này tới trồng ở vị trí khác.
4. Bên trái, bên phải nhà
Hãy để ý xem có ngôi nhà nào bên cạnh mái nhọn, có một góc nhọn chĩa về nhà bạn không, nếu có thì không nên mua. Nếu ngôi nhà, hoặc mảnh đất bên trái cao hơn thì rất tốt, vì nó đang khai thác năng lượng của Thanh Long, che chở, và mảnh đất bên phải cao hơn tương đương với bên trái thì rất tốt, sự che chở bảo vệ cho mảnh đất hoàn hảo.
5. Hướng tiếp cận và các ngõ cụt
Nếu đường đi đâm thẳng vào nhà, hay đường lái xe thẳng, dài, đâm thẳng vào nhà thông thường là điều rất tối kỵ (nhưng bạn vẫn có thể hóa giải được, hoặc đôi khi việc xung này làm cho thêm hưng vượng?). Đặc biệt, bạn nên lưu ý trường hợp nhà có hai con đường song song, một phía trước, và một phía sau thì không thể hóa giải được (hai đường thẳng song song tán khí).
Ngõ cụt, theo mọi người cảm nhận sống ở đây rất yên tĩnh nhưng dưới góc độ phong thủy khi sống phía cuối ngõ thì hoàn toàn không có lợi.
Theo phong thủy khai vận
NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ KHI THIẾT KẾ PHONG THỦY
Cấm kỵ thứ 1: Cách cục “Xuyên đường sát - Dương trạch đệ nhất sát”
Cửa chính và ban công xếp thành một đường thẳng gọi là “Xuyên đường sát”
Gọi là “Xuyên đường sát” là chỉ cửa trước hoặc cửa sau xếp với ban-công sau thành một đường thẳng mà không có gì ngăn ở giữa, không khí, gió và ánh sáng xuyên thẳng đến phòng khách, điều cơ bản trong phong thủy yêu cầu là “Tàng phong tụ khí”, xuyên đường sát sẽ làm cho không khí trong phòng luôn bị nhiễu, làm cho chủ nhà khó tụ được tài, dễ gặp phải tai họa đổ máu, còn gọi là “Dương trạch đệ nhất sát”.
Cấm kỵ thứ 2: Cách cục “xuyên tâm sát”
Phía trên cửa chính có thanh dầm gọi là “xuyên tâm sát”
“Xuyên tâm sát” là chỉ bên trên cửa chính có thanh dầm, mà thanh dầm này từ bên ngoài xuyên thẳng vào cửa chính và vuông góc với cửa chính, thậm chí xuyên qua cả phía trên buồng ngủ và bếp. Cửa chính chủ về sự nghiệp, xuyên tâm sát rất dễ gây nên những nỗi khổ không thể nói ra, phải ngậm đắng nuốt cay, cố gắng mấy cũng không có kết quả hoặc xảy ra những chuyện lực bất tòng tâm cho gia chủ.
Cấm kỵ thứ 3: Cách cục nhà vệ sinh, bếp hoặc cầu thang ở vị trí trung cung của nhà
Điểm trung tâm của căn nhà gọi là “Trung cung”
Trung cung của căn nhà cũng giống như trái tim của con người, là vị trí quan trọng nhất của căn phòng, đó cũng là nơi chủ yếu ảnh hưởng đến tài vận trong gia đình, còn nhà vệ sinh là nơi loại bỏ chất thải, tuyệt đối không được để nhà vệ sinh làm ô nhiễm trọng tâm chủ yếu nhất của căn nhà, nhà vệ sinh nếu ở vị trí trung cung sẽ dễ mắc các bệnh tim mạch.
Bếp thuộc hỏa, nếu bếp ga đặt ở vị trí trung cung của căn nhà sẽ hình thành nên cách cục “Hỏa thiêu trung cung”, dễ làm cho người trong căn nhà đó dễ mắc các bệnh về hệ thống tiêu hóa và đường ruột, chủ nhà cần đặc biệt chú ý.
Có một số kiến trúc lầu trong lầu hoặc nhà cao, lộ thiên…đều sẽ có thiết kế cầu thang. Lúc này điều cấm kỵ nhất là thiết kế cầu thang ở điểm trung tâm của căn nhà, hoặc chiếu nghỉ của cầu thang rơi vào đúng điểm trung tâm của căn nhà, về mặt phong thủy, đây là cách cục đại hung. Cầu thang là nơi trèo lên trèo xuống, sẽ làm người mỏi mệt do gân cốt phải hoạt động mạnh, cầu thang ở trung cung đại diện cho sự bận rộn của chủ nhà, đồng thời cũng sẽ gây các bệnh về gân, khớp, thậm chí phát sinh bệnh cao huyết áp.
Cấm kỵ thứ 4: Cách cục phòng khách ở phía cuối căn nhà.
Phòng khách cách xa cửa chính, ở phía sau của căn nhà, thậm chí xếp sau cả buồng ngủ, bếp hoặc nhà vệ sinh, không phù hợp với thói quen sử dụng thông thường, đối với bên ngoài là Dương, đối với bên trong là Âm, nội ngoại tương phản, âm dương sai vị trí, đại diện cho nội ưu ngoại hoạn không dứt.
Cấm kỵ 5: Cách cục "Thiên La" - Dầm ngang so le hoặc trần nhà quá thấp
Trần nhà quá thấp gọi là “Cách cục Thiên la”
Trần nhà thông thường đều có dầm ngang và phần lớn nằm ở bốn góc, nhưng nếu dầm ngang trong nhà so le sẽ rất ảnh hưởng, dầm ngang mà nhiều thì trong PT gọi là “Cách cục Thiên la”, sẽ làm cho con người luôn cảm thấy áp lực rất lớn. Ngoài ra, còn có một cách cục Thiên la khác là trần nhà quá thấp, như vậy sẽ làm cho người trong nhà gặp trở ngại trong sự phát triển, khó có thể phát huy.
Cấm kỵ thứ 6: Cách cục “Buồng trong buồng”
Buồng trong buồng
Trong buồng ngủ có một buồng khác, phải đi qua A mới vào đến B, đó là cách cục buồng trong buồng, đại diện cho trạng thái “sai trật tự”, dễ gây phiền não và đưa ra những quyết định sai lầm.
Cấm kỵ thứ 7: Cầu thang trong nhà hướng thẳng ra cửa chính
Phong thủy tại TP Vinh Nghệ An
Cầu thang trong nhà hướng thẳng ra cửa chính, tiền tài dễ chảy hết ra ngoài
“Tĩnh là núi, động là nước” cầu thang để con người chuyển động lên xuống, tượng trưng cho “nước” trong nhà, cầu thang của căn nhà có cách cục lầu trong lầu hoặc lộ thiên nếu hướng thẳng ra cửa chính thì đại diện cho nước chảy thẳng ra cửa, nước là tài (tiền), độ dốc của cầu thang càng lớn thì thất thoát tiền tài càng nhanh.
Cấm kỵ thứ 8: Căn nhà có cửa sau (không nên sửa ban công thành nhà không có cửa sau)
Căn nhà nên có ban-công sau thì về mặt sự nghiệp mới có không gian tiến lui
Cửa sau của căn nhà không được lớn hơn cửa chính, đồng thời cũng không được đóng cửa trước và đi vào từ cửa sau, như vậy sẽ chủ về cô quả. Ngoài ra, căn nhà rất kỵ không có cửa sau (hiện nay ở các tòa nhà lớn hoặc chung cư, bếp thông với cửa ra ban-công sau cũng được coi là cửa sau) vì chủ về sự nghiệp chỉ biết tiến không biết lùi, hành động đơn độc, không có đất để lùi, về mặt sức khỏe thì dễ mắc các bệnh về tim mạch tuần hoàn máu.
20 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI THIẾT KẾ PHONG THỦY CHO VĂN PHÒNG
Phong thủy đối với người Á Đông luôn hữu ích với mọi không gian sinh hoạt và làm việc. 20 nguyên tắc phong thủy sau sẽ giúp bạn tạo một cơ sở tốt nhất cho sự phát triển của mình cũng như công ty.
1. Nên dựa vào người có quyền hành cao nhất để tính toán phong thuỷ cho văn phòng
2. Cổng văn phòng nên to hơn bất kỳ chiếc cổng đối diện nào
3. Nền nhà hay tường trong công sở bị thấm nước, dột, rạn nứt là tượng trưng cho sự “rơi lọt tiền tài” bởi vậy cần sửa chữa ngay nếu có những hiện tượng trên.
4. Nền nhà văn phòng nên cao, tránh trường hợp nền quá thấp sẽ không đem lại may mắn trong làm ăn, đồng thời ảnh hưởng đến việc thông gió cho văn phòng
5. Cổng văn phòng tối kị đối diện cột điện, ống khói hoặc gốc cây to.
6. Bên cạnh phòng của sếp không nên có vòi nước nhằm tránh “dột tiền tài”, nên tựa vào “núi” (tường) nhằm tạo sự vững chắc, có lợi cho công việc phát triển.
7. Cầu thang trong văn phòng cũng nên tránh đối diện cổng bởi như vậy luồng khí đến và đi sẽ xung đột, không tốt cho vận may và sức khỏe.
8. Vị trí tài lộc chính là góc chéo đối diện ngay cửa đi vào trong phòng. Vị trí này cần ánh sáng và sạch sẽ, kiêng đặt hoa và cây cảnh giả.
9. Cổng văn phòng tối kị có nhà vệ sinh ngay bên cạnh. Do nhà vệ sinh sẽ chặn luồng không khí mới vào văn phòng, ảnh hưởng vận may và sự nghiệp.
10. Văn phòng không có cửa sổ đặc biệt tối kị vì không khí không thể lưu thông, “khí chết” nặng nề.
11. Bàn làm việc trong văn phòng đối diện nhà vệ sinh sẽ bị ảnh hưởng không khí xú uế, công việc sớm muộn cũng thất bại.
12. Bàn làm việc trong văn phòng không nên nứt vỡ, tổn hại đường công danh.
13. Bàn làm việc tốt nhất nên làm bằng gỗ, tránh bằng kim loại.
14. Phía trên bàn làm việc không được có xà ngang hay đèn treo, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc thăng quan tiến chức.
15. Phía sau bàn làm việc tối kị cửa thông cửa (cả cửa ra vào lẫn cửa sổ), như vậy vừa không an toàn vừa dễ mất tập trung khi làm việc.
16. Nhà vệ sinh nếu đối diện với bàn làm việc của sếp có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của cả công ty.
17. Bàn làm việc tốt nhất nên có 1 góc dựa vào tường, tối kị đặt chéo.
18. Phía sau văn phòng nên là không gian tĩnh, tối kị là hành lang và nhiều người đi lại ồn ào.
19. Phía sau văn phòng nên tựa vào “núi”, nghĩa là tường vững chắc.
20. Vị trí bàn làm việc của xếp phải tọa tốt, hướng tốt.
Phong Thủy Hạnh ( ST )
Dịch Vụ thiết kế Phong thủy Làm Nhà mới, xây dựng Công ty, Văn phòng, Nhà xưởng, Trường học vv…